Hiến máu tình nguyện có gây “nghiện” hay không?

Hiến máu tình nguyện là nghĩa cử cao đẹp, trong nhiều năm qua được hàng triệu người Việt Nam tích cực hưởng ứng. Tuy nhiên có rất nhiều người đã có đặt một câu hỏi liệu việc đi hiến máu có gây “nghiện” hay không? Đặc biệt là những người chưa bao giờ hiến máu luôn tò mò về việc này, điều này khiến không ít người nghi ngại không dám đi hiến máu. Hiện tại thì chưa có nghiên cứu khoa học nào đề cập tới việc này, tuy nhiên với suy nghĩ hạn hẹp của mình, người viết bài xin được chia sẻ một số góc nhìn cá nhân để các bạn có thêm góc nhìn nhé.

Chúng ta hãy tìm hiểu thế nào là “nghiện”.

Nghiện là sự lặp lại liên tục của một hành vi bất chấp hậu quả xấu hoặc sự rối loạn thần kinh để dẫn đến những hành vi như vậy. Nó thể hiện sự lệ thuộc của con người vào chất hóa học hay hành vi nào đó mà không sử dụng hành vi đó hay chất hóa học đó sẽ khiến cho tâm trí con người trở nên mất kiểm soát.

Có thể lấy ví dụ về việc nghiện các chất hóa học và hành vì như sau:  nghiện rượunghiện cần sanghiện amphetaminenghiện cocainenghiện nicotinenghiện opioidnghiện thực phẩmnghiện sô cô langhiện trò chơi điện tửnghiện cờ bạc và nghiện tình dục, nghiện cờ bạc, nghiện game

Nghiện gây ra “những thiệt hại về tài chính và con người cao đáng kinh ngạc” đối với toàn bộ cá nhân và xã hội.

Xét vào các yếu tố để đánhg giá hành vi hiến máu có gây nghiện hay không thì chúng ta có thể thấy rõ, nếu người hiến máu không hiến thì cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, cũng không gây hành vi mất kiểm soát, không tiếp xúc với các chất cấm và đặc biệt là không gây hại cho người khác và không gây hại cho xã hội.

Hiến máu không gây nghiện tại sao nhiều người hiến nhắc máu nhắc lại như vậy?

  1. Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp.

Chúng ta thường thấy người xưa có câu “nhân chi sơ tính bản thiện” nghĩa là bản tính gốc của con người là lương thiện, nên khi được tiếp xúc với những hành vi thiện và cao đẹp thì sẽ có xu hướng tiếp tục làm những việc thiện đó. Hơn nữa việc hiến máu tình nguyện là nghĩa cử cao đẹp được cả xã hội tôn vinh nên việc hiến má nhắc lại nhiều lần khiến cho người hiến máu có xu hướng hạnh phúc hơn.

  1. Hiến máu không có hại cho sức khỏe.

  • Theo các bằng chứng khoa học thì một người trưởng thành khỏe mạnh, lượng máu có trung bình 70-80ml/kg cân nặng. Các công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh, nếu hiến lượng máu không quá 9ml/kh cân nặng thì hoàn toàn không có hại tới sức khỏe.
  • Như vậy nếu một người nặng 50kg, sẽ có khoảng 3.500ml máu, người đó có thể hiến tối đa 450ml máu/ lần thì không có hại cho sức khỏe.
  • Các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới, cũng như ở nước ta đã theo dõi diễn biến sức khỏe và các chỉ số về máu sau hiến máu. Ở nhiều đối tượng hiến máu khác nhau đã khẳng định: Sau khi hiến máu, các chỉ số lâm sàng không thay đổi, các chỉ số về máu có dao động nhưng trong giới hạn bình thường; ở người hiến máu nhắc lại trên 5 lần, chỉ số về máu được phục hồi nhanh hơn ở người hiến máu lần đầu.
  • Theo tính toán, lượng máu được thay thế hoàn toàn trong 2 ngày sau hiến máu, hồng cầu được thay thế trong 4 – 7 ngày, như vậy, một “thế hệ” tế bào mới ra đời thay thể cho lượng hồng cầu đã hiến tặng.
  • Mỗi ngày, trên thế giới có hơn 300.000 người hiến máu và ở nước ta có hơn 2.000 người hiến máu, nhiều người trong số họ đã hiến máu tới trên 100 lần, sức khỏe hoàn toàn bình thường và họ tiếp tục hiến máu. Đó là bằng chứng rõ nhất, chứng tỏ việc hiến máu không có hại tới sức khỏe.

Những người hiến máu họ là người có trải nghiệm thực tế với việc hiến máu tình nguyện nên hiểu rõ sức khỏe của mình thế nào sau khi hiến máu, chính vì vậy họ luôn sẵn sàng hiến máu nhắc lại.

lưu ý hiến máu

Tại Việt Nam mỗi ngày có hàng ngàn bệnh nhân cần được truyền máu tại các bệnh viện trên cả nước. Nếu bạn có sức khỏe tốt và đủ điều kiện hiến máu nhân đạo, hãy tham gia hiến máu tại các điểm hiến máu trên cả nước. Hành động của bạn có thể giúp cho ai đó ngoài kia duy trì được sự sống của mình trong cơn hoạn nạn.

Cộng đồng người hiến máu Việt Nam là tổ chức phi lợi nhuận mới mong muốn giúp những người bệnh có máu để truyền khi cần và kết nối người hiến máu tình nguyện trên cả nước. Mời bạn tham gia cộng đồng của chúng tôi tại các địa chỉ sau:

Facebook group: https://www.facebook.com/groups/congdongnguoihienmau

Fanpage: https://www.facebook.com/nguoihienmauvietnam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *